Gỗ công nghiệp là gì? Tìm hiểu các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại
Khi nói đến gỗ công nghiệp, người ta thường nghĩ ngay rằng đây là loại chất liệu rẻ tiền và kém bền. Nhưng sự thật không phải như vậy. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và nguồn gỗ tự nhiên ngày càng dần cạn kiệt. Không còn đủ cung ứng cho nhu cầu sử dụng của con người. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại gỗ công nghiệp cao cấp có bề mặt vô cùng tinh tế và hiện đại. Chúng được sử dụng ngày càng phổ biến trong các công trình thiết kế nội thất sang trọng, dần thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên. Vậy cụ thể gỗ công nghiệp là gì? Gỗ công nghiệp gồm những loại nào thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Gỗ công nghiệp là gì?
“Gỗ công nghiệp” là một thuật ngữ dùng để phân biệt với loại “Gỗ tự nhiên”. Gỗ tự nhiên là loại gỗ thịt lấy từ thân cây gỗ, còn gỗ công nghiệp là loại gỗ nhân tạo. Sử dụng keo và hóa chất kết hợp với gỗ vụn để tạo thành.
Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood-Based Paned. Gỗ công nghiệp chủ yếu được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Cấu tạo của gỗ công nghiệp thường bao gồm 2 thành phần cơ bản đó là: Cốt gỗ và lớp bề mặt. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của gỗ cũng như các loại gỗ công nghiệp, chúng ta cùng đọc tiếp nhé.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ công nghiệp, nhưng phổ biến và được ưa chuộng sử dụng nhất là các loại gỗ sau đây:
Gỗ MFC cốt ván dăm
MFC được viết tắt từ cụm từ “Melamine Faced Chipboard”. Nó có nghĩa là ván gỗ dăm có bề mặt phủ nhựa Melamine.
Gỗ MFC là loại gỗ có cốt được tạo thành từ gỗ vụn của các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng như bạch đàn, keo, cao su. Các loại gỗ này được đưa vào máy nghiền nát thành dăm, sau đó trộn với keo đặc chủng để ép thành các tấm ván với các độ dầy và kích thước khách nhau như: 9mm, 12mm, 18mm, 25mm. Cuối cùng, gỗ sẽ được tráng phủ một lớp Melamine lên bề mặt có tác dụng chống trầy xước, chống thấm nước.
Cốt gỗ ván dăm MFC có 2 loại: Cốt ván dăm thường và cốt xanh chống ẩm.
Gỗ công nghiệp MDF
MDF là chữ viết tắt của cụm từ “Medium Density Fiberboard”. Có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.
MDF được cấu tạo từ các loại gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ kết hợp với các chất kết dính, Parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, ẩm mốc).
Quy trình sản xuất: Đầu tiên các loại gỗ vụn, nhánh cây được cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ. Chúng được đưa qua bồn rửa để rửa trôi các tạp chất, chất khoáng nhựa. Sau đó sẽ được đưa vào máy trộn với các loại keo đặc chủng và thành phần khác để ép ra thành các tấm ván với độ dầy và kích thước khác nhau như: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm. Mỗi tấm ván có kích thước 1220x2440mm. Cuối cùng gỗ sẽ được ép các bề mặt như Melamine, Laminate… để ứng dụng trong sản xuất trang trí nội thất.
Gỗ MDF có nhiều các phân loại, nhưng cơ bản có 2 loại: MDF cốt thường và MDF cốt xanh chống ẩm.
Gỗ công nghiệp HDF
HDF là viết tắt của cụm từ “High Density Fiberboard”, cụm từ có nghĩa là “Ván sợi mật độ cao”.
HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ.
Quy trình sản xuất: Nguyên liệu chủ yếu là gỗ tự nhiên rừng, được luộc và sấy khô với nhiệt độ cao từ 1000-2000C. Sau đó bột gỗ được trộn kết hợp với keo đặc chủng và các chất phụ gia nhằm chống mối mọt, ẩm mốc, tăng độ cứng cho gỗ. Tạo thành những tấm gỗ có độ dầy và kích thước khác nhau.
Với bài viết “gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến” sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại vật liệu đang rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất hiện nay.
-
Thiết kế nội thất Yamada Home
- Address: P603, Tòa Lake View Building, D10 Giảng Võ, Ba Đình, HN
- Tel: 0243.748.1818 – 093.181.5599
- Email: yamadahome.vn@gmail.com
- Fanpage: Thiết kế nội thất Yamada Home
- Website: http://noithatyamada.com.vn
Nhẫn nam tỳ hưu bằng vàng là vật phong thủy mang đến rất nhiều lợi ích cho gia chủ, là một trong tứ linh mà nhiều người mong muốn sở hữu. Nhưng bạn cũng cần biết cách sử dụng để phát huy được hết công dụng cũng như không phạm vào đại kỵ khi mang tỳ hưu bên người. Những người am hiểu về phong thủy sẽ biết, khi đeo nhẫn nên đặt Tỳ hưu hướng về phía đầu ngón tay. Phải tuân theo những quy tắc đã đặt ra thì tài lộc mới tìm đến bạn được.
Cùng Đức Tiến tìm hiểu ngay: trang sức đức tiến. Ngón cái tượng trưng cho sức mạnh, đem đến cho gia chủ sự giàu có và sung túc. Ngón trỏ lại là đại diện của quyền lực, sự thăng quan tiến chức. Nếu muốn nhận được nhiều may mắn tốt đẹp trong cuộc sống, hãy đeo nhẫn Tỳ hưu nam bằng vàng ở ngón áp út. Và cuối cùng, đeo nhẫn ở ngón út sẽ giúp bạn có được sự ổn định và hài hòa trong mối quan hệ với người xung quanh.
Mỗi ngón tay mang một ý nghĩa khác nhau, muốn điều gì thì bạn cũng chỉ cần đeo vào ngón tương ứng là được.